[Cảnh Báo] 18 Thứ làm Bạn Tốn Hàng Chục Triệu khi bị Vứt Vào Bồn Cầu

Vứt gì vào bồn cầu sao cho hợp lý là điều không phải ai cũng làm được. Nói thì dễ, nhưng 18 thứ sau đây chắc chắn sẽ có một vài thứ dù bạn cẩn trọng đến mấy cũng đã từng phạm sai lầm. Hãy cẩn thận vì nếu cứ tiện tay cái gì cũng vứt xuống bồn câu thì sẽ có ngày bạn sẽ phải bỏ ra tiền triệu thậm chí hàng chục triệu để xử lý.

Bao cao su

Bao cao su. Ảnh Internet
Bao cao su. Ảnh Internet

Bao cao su là phương thức tránh thai  vô cùng hiệu quả được ưa chuộng, nhưng cách xử lý sau khi dùng thì không mấy người làm đúng cách. Rất nhiều cơ sở nhà nghỉ khách sạn thậm chí nhà dân bể phốt chứa đầy bao cao su. Đây là vật dụng không thể thiếu với con người, được làm với chất liệu siêu bền, dai, và đặc biệt không thể phân hủy trong hầm cầu. Thế nên việc xả những vật dụng này xuống đây là cực kỳ sai lầm. Một là làm tắc đường xả thải, hai là làm hầm cầu nhanh đầy.

Băng vệ sinh, Tã dùng một lần, bỉm trẻ em

Băng vệ sinh. Ảnh internet
Băng vệ sinh. Ảnh internet

Vật dụng không thể thiếu với chị em khi những ngày trái ẩm ẩm ương ương nhưng sẽ là vô cùng tai họa nếu cứ thẳng tay ném xuống bồn cầu. Đơn giản vì chúng được thiết kể chắc chắn, nên khó phân hủy, ngoài ra có khả năng hút nước nên sẽ nở to nếu như bị ngâm nước. Như vậy khả năng gây tắc nghẹt là chắc chắn

Ngoài ra còn có cả bỉm trẻ em cũng được thiết kế để hút nước và không bị phân hủy.

Giống Bao cao su, băng vệ sinh là loại rác thải khó phân hủy trong điều kiện binh thường, nếu không xử lý đúng cách hai loại rác này khi rất nhanh thôi bạn sẽ cần sự hỗ trợ của các anh thợ thông tắc

Khăn giấy ướt, bông tẩy trang vệ sinh

Đây cũng là những sản phẩm không thể thiếu trong việc vệ sinh cá nhân của con người. Với kích thước nhỏ, dễ dàng mang theo nên chúng ngày càng xuất hiện ở nhiều nơi. Nhưng do không có khả năng tự hay bị phân hủy, do chất liệu dai, sẽ dễ dàng làm tắc hệ thống xả thải

Bông, gạc

“Nhẹ như bông” mà nên làm sao mà gây tắc nghẹt được ? nhiều người vẫn còn ngây thơ như vậy, nhưng một điều chắc là ai cũng biết khi gặp nước thì cục bông sẽ thấm nước trở nên nặng, và nếu bóp chặt lại (hay cuộn lại với nhau ) thì vô cùng khó trong việc xử lý bóc tách. Vật dụng được làm từ chất liệu vải và nhựa nên cũng không tự phân hủy được. Nếu như bạn xả chúng vào bồn cầu thì chúng ta “thu nạp” các loại rác thải khác để bịt kín ống xả của gia đình

Thuốc

Thuốc tây. Ảnh Internet
Thuốc tây. Ảnh Internet

Các loại Thuốc, đặc biệt là thuốc tây sau khi sử dụng không hết thì bạn nên xử lý cẩn thận, không nên coi việc vứt hết xuống bồn cầu là xong. Bởi vì trong thuốc có nhiều thành phần hóa học, có cả những loại thành phần sẽ phản ứng không tốt khi được đưa ra môi trường tự nhiên do kết hợp với các thành phần trong các loại thuốc khác. Những chất không tốt như vậy sẽ ảnh hưởng xấu thế nào đến sinh vật trong môi trường tự nhiên ?

Khăn giấy

Khăn giấy được sử dụng với mục đích là vệ sinh trong bữa ăn hay có thể lau chùi nhẹ nhàng. Việc sử dụng không đúng mục đích rồi xả vào bồn cầu cũng dễ gây tắc nghẽn vì khăn giấy được sản xuất thiết kế không phải cho mục đích để tan trong nước.

Đầu lọc thuốc lá

Đầu lọc thuốc lá. Ảnh Internet
Đầu lọc thuốc lá. Ảnh Internet

Đầu lọc thuốc lá là mối nguy lớn đến môi trường nếu như không được xử lý đúng cách. Một đầu lọc thuốc lá có thể mất từ 10 – 15 năm mới có thể phân hủy. Lý do đó là đầu lọc này được làm từ một loại nhựa có tên là cellulose acetate.

Nhưng hiện tại bạn có thể thấy các đầu lọc này vương vãi khắp nơi trên khắp các con đường hè phố. Các đấng mài râu đọc xong bài này thì đừng vội vứt đầu lọc thuốc vào bồn cầu hay ngoài đường nhé, hãy đưa vào sọt rác

Băng keo

Được làm với thành phần chính là nhựa không hủy nên nếu như bạn sử dụng hoặc vứt loại rác này bằng cách vo viên rồi tống xuống bồn cầu thì đúng là thảm họa

Chỉ nha khoa

Chỉ nha khoa. Ảnh Internet
Chỉ nha khoa. Ảnh Internet

Bạn đã dùng chỉ nha khoa chưa? Nếu bạn đang dùng thi lưu ý là đây không chỉ đơn giản là những dây vệ sinh răng miệng bình thường. Chỉ nha khoa thường được làm từ một trong hai loại polime là nilon hoặc teflon. Đây là những loại nhưa không bị phân hủy. Nếu như bạn dùng xong mà cho vào bồn cầu, đường xả thì chúng sẽ dễ dàng cuốn các loại rác vào thành bọc rác chình ình làm bịt đường xả.

Dầu ăn, mỡ

Dầu ăn. Ảnh Internet
Dầu ăn. Ảnh Internet

Chắc hẳn ít nhiều thì bạn cũng đã có hành động này rồi. Còn nếu chưa làm bao giờ thì khả năng bạn chưa bao giờ rửa bát hoặc chẳng mấy khi rửa. Dầu mỡ là một trong nhiều loại “chất Cấm” mà nhiều bà nội trợ cho vào danh sách đen khi rửa bát. Cần phải có phương án xử lý dầu ăn thừa cụ thể chứ không phải cứ “đổ toẹt” xuống chậu rửa bát hay bồn cầu. Lâu ngày dầu mỡ tích tụ bón cục lại thì việc xử lý đúng là cực ky vất vả.

>> Tham khảo cách xử lý bảo quản dầu ăn sau khi sử dụng

Cát vệ sinh cho thú cưng

Chất thải của vật nuôi đặc biệt là được trộn với cát vệ sinh mà lại đổ xuống bồn cầu thì đúng là phải tắc rồi. Thứ nhất cát vệ sinh cho động vật được làm từ cát và đát sét nên khó dội trôi, đồng thời làm bể phốt nhanh đầy, gây tắc đường ống nước. Ngoài ra thấy bảo chất thải, đặc biệt là của mèo, rất khó ngấm vào nước nên không dễ bị dội đi mặc dù bạn có xả nước trong bồn cầu nhiều như thế nào. Chưa hết  còn thấy bảo, trong chất thải của mèo lại có cả độc tố hay ký sinh trùng nữa nên sẽ vô cùng độc hại nếu để chất thải của chúng vào chung hệ thống của gia đình

Tóc rụng

Tóc rụng. ẢNh Internet
Tóc rụng. ẢNh Internet

Tóc cũng là thủ phạm gây ra trạng nghẽn đường ống. Tóc dạng sợi, số lượng lớn bị gom và xả xuống bồn cầu lâu ngày sẽ gây tắc nghẹt đường ống. Đây cũng là thói quen của nhiều chị em. Cứ nghĩ cho vào bồn cầu ấn nút xả là xong mà đâu ngờ tóc sẽ đi vào đường ống nước thải và dễ dàng mắc lại đó.

Khi tóc rơi xuống bồn cầu sẽ đi theo nguồn nước chảy vào đường ống và bị vướng lại chỗ thành ống khiến đường ống hoạt động khá vất vả. Nếu tình trạng xảy ra thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn.

Bã chè, bã cà phê

Bã cà phê. Ảnh Internet
Bã cà phê. Ảnh Internet

Đây là thói quen ít người làm. Giống như cát vệ sinh cho thú cưng thôi, những loại rác như bã chè hay bã cà phê cũng rất dễ bón cục, khó trôi trong điều kiện nằm ở trong đường ống xả

Kẹo cao su

Kẹo cao su thì không tan trong nước là đúng rồi này, đặc biệt khi bạn đưa vào bồn cầu ấn nút xả nước chưa chắc kẹo cao su trôi đi ngay đâu nhé. Rất tốn nước. Chưa kể kẹo cao su rất dính có thể mắc vào đường ống nước tại những góc cua, đồng thời kết hợp với các loại rác khác để tạo thành khối rác lấp đường đi.

Túi nilon ( Túi ni lông )

Túi ni lông được làm bằng nhựa nên không thể tự hủy trong môi trường, ngoài ra chúng cũng rất dễ gây tắc nghẹt đường ống xả nước nếu như bạn vứt chúng vào bồn cầu

Thức ăn thừa

Sau bữa ăn thì đồ ăn thừa như rau, thịt hay xương… bạn xử lý ra sao ? đừng vội đổ hết vào bồn cầu nhé, vì chúng không bị tiêu hủy ngay mà sẽ cần thời gian. Việc cho những loại rác này vào cũng gây khẳ năng lớn đến việc gây tắc nghẹt đường ống xả

Giấy vệ sinh

Giấy vệ sinh. Ảnh Internet
Giấy vệ sinh. Ảnh Internet

Đây, đây chính là loại rác mà mọi người vứt nhiều nhất vào bồn cầu. Hầu như tắc nghẹt cũng có thể nói là do giấy vệ sinh, đặc biệt là loại kém chất lượng. Rất nhiều nơi, kể cả bồn cầu công cộng cũng khuyến cáo người dùng là sử dụng xong thì nen bỏ vào sọt rác để bên cạnh chứ không nên vứt vào bồn cầu

Vật dụng gia đình có chất liệu rắn, không thể phân hủy sinh học

Ngoài những vật dụng phổ biến được mọi người sử dụng ở trên thì còn một số loại vật dụng rắn hay không thể bị phân hủy sinh học như găng tay cao su, khẩu trang y tế, đồ chơi trẻ em…. là những thứ cũng tuyệt đối không được vứt vào bồn cầu. Các vật dụng này không thể phân hủy đã đành, chúng còn dễ dàng làm tắc nghẹt, thậm chí gây hỏng đường xả nước thải trong gia đình.

Tất cả những thông tin ở trên mà Văn Minh cung cấp hi vọng sẽ giúp bạn đọc cẩn trọng hơn trong quá trình sử dụng bồn cầu. Đừng vì thói quen hay một chút lười biếng mà bạn sẽ phải trả giá bằng tiền mặt nhé.

Điều này vừa có ích cho bạn đó là hệ thống thải trong gia đình hoạt đọng tốt, không bị tắc nghẹt. Ngoài ra với môi trương, khi mà hầm cầu tràn đầy, việc xử lý cũng sẽ đơn giản hơn, chưa kể nếu như gặp đúng đơn vị hút hầm cầu làm việc không có trách nhiệm mà xẳ trực tiếp những loại chất thải ra ngoài môi trường thì hậu quả không thể lường được.

> Có thể bạn quan tâm:

 

Giới thiệu Văn Minh 128 bài viết
Tôi là Văn Minh quản trị viên website cũng là quản lý chính của công ty môi trường Văn Minh. Hi Vọng với kinh nghiệm làm việc lâu năm trong nghề môi trường, các bài chia sẻ của tôi sẽ được mọi người đón nhận.