Nhà Vệ Sinh & Những Quy Tắc Vàng Cần Ghi Nhớ

Vai trò của nhà vệ sinh, nhà tắm

Nhà tắm hay còn gọi là nhà vệ sinh là một khu vực không thể thiếu trong các công trình nhà ở. Đây không chỉ là nơi giải quyết các nhu cầu của con người như vệ sinh cá nhân, tắm rửa, giặt giũ mà còn là nơi chúng ta có thể thoải mái thư giãn xả stress sau những giờ làm việc học tập căng thẳng.

Trong thời ký hiện nay, cuộc sống con người ngày càng được nâng cao, chất lượng cuộc sống tốt nên mọi người có điều kiện để đặt ra những yêu cầu cao hơn do đó các công ty thiết kế cũng đàu tư vào đây nhiều chát xám với mong muốn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng

Vậy với nhà vệ sinh, chúng ta cần quan tâm đến những vấn đề gì ?

Hướng nhà vệ sinh như thế nào là đúng phong thủy ?

Các cụ có câu: “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, chính vì thế, việc xây dựng nhà cửa là điều quan trọng, quan trọng hơn nếu những gì tốt mà làm được thì nên làm, còn vấn đề gì không tốt thì tốt nhất là nên tránh. Xây dựng phòng vệ sinh luôn cần tuân theo nguyên tắc đó là “tọa hung hướng cát”, nghĩa là đặt nhà vệ sinh tại vị trí xấu nhưng có hướng nhìn về hướng tốt.

Phong thủy theo tuổi gia chủ ( gợi ý tốt nhất )

  • Hướng Đông: phù hợp với tuổi Ất, Giáp, Mão.
  • Hướng Đông Nam: hướng tốt, thuộc hành Mộc, hợp người mệnh Thủy hay Hỏa
  • Hướng Tây: hướng tốt, phù hợp với mọi tuổi
  • Hướng Tây Bắc: người mệnh Hỏa, Thủy thì không tốt.
  • Hướng Bắc: hợp với ba tuổi Tý, Quý, Nhâm

Lưu ý khác:

  • không nên đặt phòng vệ sinh ở trung tâm trong ngôi nhà vì ngoài vấn đề phong thủy ( do nhà tắm là thuộc hành Thủy còn nhà là Thổ, mà Thổ khắc Thủy sẽ làm hao hụt tài vận cũng như sức khỏe chủ nhà. Bên cạnh đó, để phòng vệ sinh ở chính giữa nhà sẽ gây không thiện cảm cũng như mất vệ sinh.
  • Không nên đặt nhà vệ sinh ở ngay dưới gầm cầu thang: vì đây là khu vực khó thoát khí, nên sẽ làm cho không gian bị bí bách, không thoát ra được.
  • Tránh đặt nhà vệ sinh ngay cửa chính hay đối diện cửa chính: theo phong thủy là đặt như vậy sẽ làm cho tiền của, sức khỏe của gia chủ trôi ra ngoài.
  • Hạn chế đặt nhà vệ sinh trong phòng ngủ: đây là nơi cần sạch sẽ, yên tĩnh để ngủ nghỉ, theo phong thủy thì khi đặt ở đây sẽ làm cho giấc ngủ không được sâu, bị lạnh,
  • Không nên đăt đặt gần hoặc đối diện bếp: vì phòng vệ sinh chứa nhiều chất bẩn và không khí ô uế khi không được che chắn sẽ làm cho đồ ăn bị ám mùi cực kỳ có hại cho sức khỏe. Ngoài ra, theo phong thủy thì nhà vệ sinh thuộc hành thủy, bếp thuộc hành Hỏa, đương nhiên là xung khắc.
  • Đối với nhà cao tầng: Nên đặt nhà vệ sinh thẳng hàng vì khi thiết kế như vậy sẽ dễ dàng cho việc làm hệ thống cấp nước, thoát nước.

Những Tiêu chuẩn của phòng vệ sinh là gì ?

Tiêu chuẩn về mặt bằng & diện tích nhà vệ sinh

Với tiêu chuẩn mặt bằng thì bạn bắt đầu công trình của mình là gì ? Nhà phố, nhà ống hay biệt thự. Gơi ý cho bạn trước khi  xây dựng nhà vệ sinh:

  • dựa số lượng thành viên trong gia đình
  • dựa vào nhà ống thì nên xây đồng bộ dể dễ bề thiết kế và thi công
  • nên đặt ở cuối hành lang hoặc vị trí khuất trong gia đình tránh tầm nhìn từ phòng khách, phòng ngủ hay phòng ăn

Nếu diện tích thoải mái rộng rãi thì không giới hạn cho phòng vệ sinh của nhà bạn, còn nếu diện tích nhỏ thì cần lưu ý như sau:

Phòng vệ sinh diện tích nhỏ: với kích thước tối thiểu là 2,5 m2 – 3 m2, đủ không gian để lắp đặt các thiết bị vệ sinh như bồn cầu, chậu rửa mặt, vòi nước, vòi hoa sen, bồn cầu âm tường, bệt hai khối, vòi tắm âm tường

Tìm hiểu thêm về thiết bị bồn cầu trong phòng vệ sinh

 

Mẫu nhà vệ sinh nhỏ

Mẫu nhà vệ sinh nhỏ 2

Phòng vệ sinh với diện tích theo tiêu chuẩn đó là diện tích từ 4 m2 – 6 m2, phù hợp với mọi gia đình. Ngoài việc bố trí các thiết bị nhà tắm như bồn cầu, chậu rửa mặt, vòi nước, vòi hoa sen, bạn có thể setup thêm một tủ đựng đồ hoặc một giá đựng xinh xắn.

>> Xem thêm về bồn rửa mặt trong nhà vệ sinh

Hiện nay đang có xu hướng lắp đặt phòng tắm đó là tách biệt hẳn khu vực tắm với kính cường lực. Tiêu chuẩn đó là 1200mm x 900mm có hình chữ nhật. Hoặc chiều cao nhà vệ sinh bằng với chiều rộng là 900mm x 900mm, 1000mm x 1000mm.

 

Mẫu Phòng vệ sinh với diện tích theo tiêu chuẩn

Mẫu Phòng vệ sinh với diện tích theo tiêu chuẩn 2

Mẫu Phòng vệ sinh với diện tích theo tiêu chuẩn 3

Kích thước nhà vệ sinh rộng rãi theo tiêu chuẩn có diện tích từ 10m2 trở lên.

Với kích thước này bạn có thể dễ dàng thể hiện năng khiếu cũng như con mắt thẩm mỹ của mình khi bày trí nội thất nhà vệ sinh bồn cầu, chậu rửa mặt, vòi nước, vòi hoa sen, tranh ảnh trang trí, bồn tắm sang chảnh đẹp hay cả thiết bị xông hơi,…

Kích thước nhà vệ sinh rộng rãi 1

Kích thước nhà vệ sinh rộng rãi 2

Kích thước nhà vệ sinh rộng rãi 3

Kích thước nhà vệ sinh rộng rãi 4

Tiêu chuẩn về thiết bị vệ sinh được sử dụng

Ngoài kích thước nhà vệ sinh tiêu chuẩn tổng thể, bạn có thể tham khảo các thông số kích thước chi tiết từng bộ phận nhà vệ sinh như sau:

  • cửa phòng vệ sinh hợp phong thủy đó là kích thước là 1900mm x 680mm, 2100mm x 820mm, hoặc 2300mm x 1020mm ( chiều cao x chiều rộng )
  • bố trí lắp đặt công tắc đèn ngay bên cạnh cửa ra vào giúp chúng ta có thể sử dụng ngay khi bước vào phòng vệ sinh
  • Gạch lát nền kích thước là 20cm x 20cm
  • Gạch ốp tường kích thước 20cm x 20cm, 20cm x 30cm.
  • Chiều cao tối thiểu được sử dụng phổ biến là 2200 mm
  • Chiều cao từ sàn đến chậu rửa mặt khoảng 850mm
  • Chiều cao của vòi sen cách mặt sàn khoảng 800mm
  • Chiều cao mắc áo cách mặt sàn là 170cm
  • Lắp thêm quạt thông gió để nhà vệ sinh dưới cầu thang hoặc có cửa sổ để  làm thông thoáng không gian

Một lưu ý nữa là các thiết bị vệ sinh thì thường có kích thước với công năng khác nhau, tùy vào mục đích cũng như không gian phòng vệ sinh bạn lưu ý lựa chọn.

>> Xem thêm về quạt thông gió trong phòng vệ sinh

Cách “hack” diện tích phòng tắm hiệu quả

Một vài thủ thuật sau giúp bạn có thể hack được không gian phòng vệ sinh với diện tích khiêm tốn

Sử dụng các đồ dùng có kích thước nhỏ

Tiêu chí cái gì cũng vừa hoặc nhỏ: từ thiết bị vệ sinh như bồn cầu, chậu rửa, vòi tắm, có thể âm tường, bo góc đến các vật dụng trang trí, cá nhân

Thiết kế các khoảng tường, cửa để trang trí đồ dùng

Việc thiết kế khoảng trống trong tường, bên sau cánh cửa vệ sinh là khu vực lý tưởng để treo đồ hay để đò trang trí. Hãy thiết kế các giá treo, tủ treo, móc treo để treo đồ dùng

Dùng gam màu tươi sáng và dùng nhiều gương

Gam màu sáng (như xanh da trời, trắng .. ) kết hợp cùng gương làm không gian trở nên thoáng, dễ chịu hơn.

Cách hóa giải phòng vệ sinh trong nhiều trường hợp

  • trường hợp nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang: bạn có thể mở hướng cửa hay sử dụng đá thạch anh để hóa giải khi âm trong đây. Ngoài ra bạn có thể mở cửa sổ và có quạt thông gió nữa thì càng tốt
  • trường hợp nhà vệ sinh lầu 2 ở trên phòng bếp tầng 1: phương án tốt nhất là di dời vị trí bếp sang vị trí khác, đồng thời trang trí lớp sỏi ở sàn phòng vệ sinh. bên cạnh đó bạn có thể sử dụng thêm cây xanh ở phòng vệ sinh cũng nhà phòng bếp
  • trường hợp phòng vệ sinh sát với đầu giường phòng ngủ thì nên chuyển vị trí giường ngủ. ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng vách ngăn và phòng vệ sinh luôn được giữ thông thoáng sạch sẽ, luôn đóng cửa sau khi sử dụng
  • trường hợp phòng vệ sinh đối diện cửa chính ra vào: nên có một vách ngăn, ở giữa 2 khu vực này, đồng thời đặt cây ở trước phòng vệ sinh cũng như luôn đóng cửa phòng vệ sinh khi không dùng.
  • trường hợp nhà vệ sinh cùng với gian bếp thì cần giữ không gian 2 phòng này sạch sẽ gòn gàng, đồng thời đặt thêm các cây xanh, đặt thêm vách ngăn giữa, tấm bình phòng để tránh những khí tràn ra từ phòng vệ sinh
  • trường hợp nhà vệ sinh đối diện hay quay lưng với bàn thờ: cách đơn giản nhất đó là đưa bàn thờ lên vị trí trên cao, bên cạnh đó là lắp một chiếc gương phản chiếu xuống phía dưới, trường hợp mà không thể làm gì khác thì hãy đặt một linh vật 6 xâu tiền Lục Đế ở phía sau bàn thờ để hóa giải sát khí

Ngoài ra một vài việc khác bạn có thể tham khảo để làm đó là:

  • nền nhà phòng vệ sinh cần được hạ thấp hơn các nền không gian bên cạnh, tránh trường hợp nước chảy ngược hoặc không thoát được xuống hố xả nước thải
  • sử dụng thêm các loại tinh dầu cũng như sáp thơm hay cây xanh để nhà vẹ sinh không bị bí mùi
  • phòng vệ sinh luôn cần được giữ gìn sạch sẽ khô thoáng
  • phòng vệ sinh luôn đóng lại, sử dụng xong bồn cầu thì cần đóng nắp
  • bạn có thể tham khảo trang trí bằng đá thạch anh vì đây là loại đã dương khí mạnh giúp hóa giải khí xấu

Phòng vệ sinh có được xây trong phòng ngủ ?

Câu trả lời là CÓ. Tuy nhiên nếu xét về tính phong thủy vì đây là hai môi trường hoàn toàn xung khắc cho nhau. Bạn có thể tham khảo 1 vài ý tưởng sau:

  • Hướng cửa mở của phòng vệ sinh Không nên đặt hướng thẳng vào phòng ngủ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và chuyện chăn gối vợ chồng.
  • Không nên đặt giường ngủ tựa sách vách vào nhà vệ sinh vì có gây nấm mốc, ô nhiễm không gian phòng ngủ.
  • Hướng nhà không nên cùng hướng bồn cầu. Bởi phong thủy từ xa xưa cho rằng nếu đặt hướng nhà cùng hướng bồn cầu sẽ dễ sinh bệnh tật thường xuyên cho chủ nhà.
  • Nhà vệ sinh cần thiết kế có cửa sổ để thông gió, đủ ánh sáng, không khí lưu thông
  • Nhà vệ sinh luôn cần được sạch sẽ tránh ẩm, mốc, luôn đóng cửa nhà vệ sinh sau khi sử dụng
Một vài mãu tham khảo khi đặt phòng vệ sinh trong phòng ngủ
Một vài mãu tham khảo khi đặt nhà vệ sinh trong phòng ngủ

THam khảo hình ảnh nhà vệ sinh trong phòng ngủ thực tế ( ảnh Internet )

THam khảo hình ảnh nhà vệ sinh trong phòng ngủ thực tế 1

THam khảo hình ảnh nhà vệ sinh trong phòng ngủ thực tế 2

THam khảo hình ảnh nhà vệ sinh trong phòng ngủ thực tế 3

THam khảo hình ảnh nhà vệ sinh trong phòng ngủ thực tế 4

Bài viết có tham khảo nội dung & hình ảnh trên Internet, xin cảm ơn

Giới thiệu Văn Minh 110 bài viết
Tôi là Văn Minh quản trị viên website cũng là quản lý chính của công ty môi trường Văn Minh. Hi Vọng với kinh nghiệm làm việc lâu năm trong nghề môi trường, các bài chia sẻ của tôi sẽ được mọi người đón nhận.