Phạt đến 1.000.000đ và những nỗi lo về Chất Thải Rắn Sinh Hoạt

Chất thải rắn sinh hoạt đã và đang gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. Vậy chất thải rắn sinh hoạt là gì? Gồm những loại nào? Làm sao để xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiệu quả ? Tất cả thông tin sẽ được đưa đến cho bạn ngay dưới đây.

Chất thải rắn sinh hoạt là gì ?

Hiểu đơn giản, chất thải rắn sinh hoạt là rác thải sinh hoạt tồn tại ở thể rắn. Chúng được thải ra sau quá trình sinh hoạt thường ngày của con người ( hoạt động đó có thể là ở sinh hoạt trong gia đình, trong thi công, nhà máy công nghiệp… ). Trong các chất thải này có thể chứa thành phần hữu cơ, vô cơ,…

Chất thải rắn sinh hoạt tồn tại mọi nơi, chúng đang dần trở thành mối nguy hiểm cho sức khỏe con người cũng như môi trường sống. Ảnh : internet
Chất thải rắn sinh hoạt tồn tại mọi nơi, chúng đang dần trở thành mối nguy hiểm cho sức khỏe con người cũng như môi trường sống. Ảnh : internet

Chất thải rắn có thể được tái chế hoặc không. Điều nàỳ phục thuộc vào chất thải cụ thể từ đó chúng ta sẽ có phương án xử lý phù hợp.

Phân loại chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn sinh hoạt được phân chia thành nhiều loại khác nhau, dựa trên các yếu tố như:

Về cơ bản, chất thải rắn sinh hoạt được phân chia thành các nhóm cơ bản như sau:

Nhóm chất thải hữu cơ, có khả năng phân huỷ dễ dàng

Đây là những chất thải có thể phân huỷ một cách dễ dàng trong thời gian ngắn. Chúng có thể được tận dụng làm phân bón cho cây trồng, thức ăn cho cá, vật nuôi, tăng dinh dưỡng cho đất đai cằn cỗi. Một số loại chất thải điển hình có thể kể tới như: rau củ quả, động vật, lá cây,…

Nhóm chất thải sinh hoạt tái chế

Tái chế là phương án hiệu quả. Vừa giúp giảm thiểu lượng rác thải ra bên ngoài ô trường, giảm bớt ô nhiễm. Vừa tiết kiệm tài nguyên. Góp phần tạo ra nguồn tài chính hấp dẫn. Một số chất thải tái chế điển hình: kim loại, cao su, thuỷ tinh, nilong, nhựa, giấy,…

Nhóm chất thải tổng hợp

Bao gồm các chất thải vô cơ, không thể tái chế. Loại này có rất nhiều. Nên việc xử lý chúng cũng gặp khó khăn nhất. Cần phải có biện pháp phù hợp và khoa học mới đảm bảo hiệu quả.

Hậu quả không lường với tác động từ chất thải rắn

nhiều khu vực đang có tình trạng xả thải thẳng ra các ao sông hồ… mà không qua thu gom hay được phân loại. Điều này đã và đang gây ra tình trang ô nhiễm chính các khu vực sông ao hồ đó.

Rác thải quá nhiều dãn đến tình trạng ùn tắc, làm tắc nghẽn dòng nước, lâu dần làm các chất thải rắn bị phân hủy ngay trong khu vực gây ảnh hưởng đến các sinh vật sinh sống cũng như không gian sống xung quanh

Bên cạnh đó tại các bãi rác thì việc quá tải, hết tài nguyên đất để chôn lấp cũng khiến tình trạng ô nhiễm trở nên trầm trọng hơn bao giờ hết. Nhiều người dân sống bên cạnh các khu rác thải đang phải kêu cứu vì việc ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống. Trong khi công nghệ xử lý rác cũng lạc hậu chưa đáp ứng được số lượng và chất lượng để xử lý các loại rác thể rắn triệt để. Điều này lâu dài làm cho các bãi rác rò rỉ các chất độc hại từ chất thải rắn. Điều này là vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, gây ô nhiễm nặng nề cho nguồn đất xung quanh.

Các quy định pháp luật về xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Định hướng đưa ra thực hiện: Chất thải rắn sinh hoạt phải được tái chế bằng công nghệ phù hợp, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường.

Pháp luật đưa ra nhiệm vụ, trách nhiệm cho các cơ quan nhà nước khác nhau. Nhờ đó cần tuyên truyền, vận động tích cực cũng như phối hợp với các địa phương thực hiện xử lý hiệu quả đối với các chất thải rắn sinh hoạt. Căn cứ vào Điều 78 Luật Bảo vệ môi trường 2020 theo đó việc tái chế chất thải rắn sinh hoạt được quy định như sau:

– Nhà nước cần thực hiện:

+ Khuyến khích và có các chính sách ưu đãi đối với tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư và làm thêm dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt;

+ Khuyến khích và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

– Ủy ban nhân dân các cấp sẽ có trách nhiệm:

+ Tìm ra các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt thông qua hình thức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;

+ Trường hợp không thể tìm ra thông qua hình thức đấu thầu thì thực hiện theo hình thức đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

– Các cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt cần đáp ứng các tiêu chí :

+ Phải đáp ứng quy định về bảo vệ môi trường theo quy định của Luật này.

+ Không khuyến khích hay đầu tư cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt chỉ có phạm vi nhỏ phục vụ trên địa bàn một đơn vị hành chính cấp xã.

– Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cần có trách nhiệm:

+ Ban hành các tiêu chí về công nghệ cho việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt;

+ Chi ra các mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị và nông thôn.

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có trách nhiệm:

+ Tiến hành quy hoạch, bố trí quỹ đất cho khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt. thúc đẩy việc giao đất kịp thời để triển khai xây dựng và vận hành khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn;

+ Quản lý kinh phí cho việc đầu tư xây dựng, vận hành hệ thống thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt;

Phương án xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiệu quả?

Ngoài việc hiểu rõ chất thải rắn sinh hoạt là gì cũng như các nhóm chất thải. Bạn cũng cần tìm hiểu về các phương án xử lý chúng. Trên thực tế, có nhiều cách để xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiệu quả. Dưới đây là 4 cách xử lý chất thải rắn đơn giản đã và đang được áp dụng tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới.

1/ Chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt

Chôn lấp là một trong những phương án đơn giản và được áp dụng rộng rãi hiện này. Chúng thường được triển khai cho các loại chất thải rắn đô thị, không thể tái chế, những chất thải độc hại, chất phóng xạ,…

Các chất thải sẽ được phân huỷ dưới lòng đất và sản sinh ra các chất như: axit hữu cơ, một số loại khí co2, ch4, nito, hợp chất amon… Là phương án giúp kiểm soát tốt sự phân huỷ của các chất rắn khi chúng được chôn nén & phủ lấp bề mặt.

Tuy nhiên, với lượng chất thải gia tăng chóng mặt đã gây quá tải cho quỹ đất sử dụng cho các bãi rác chôn lấp. Do đó, cần tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu và có những phương án thay thế hiệu quả hơn.

2/ Tái chế chất thải rắn sinh hoạt

Tái chế chất thải nói chung và chất thải rắn sinh hoạt nói riêng, luôn là việc làm được khuyến khích ưu tiên hàng đầu.

Việc tái chế chất thải rắn luôn là lựa chọn hàng đầu nhưng cũng đòi hỏi cần sự đầu tư về chuyên môn và chi phí. Nguồn ảnh: baotainguyenmoitruong
Việc tái chế chất thải rắn luôn là lựa chọn hàng đầu nhưng cũng đòi hỏi cần sự đầu tư về chuyên môn và chi phí. Nguồn ảnh: baotainguyenmoitruong

Hành động này không chỉ giúp giảm thiểu lượng rác thải ra bên ngoài môi trường, giảm bớt sự ô nhiễm nguồn đất, nước mà còn có giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên. Có thể tận dùng rác thải tái chế lại tạo ra những đồ dùng, vật phẩm có giá trị. từ đó đem lại lợi ích kinh tế.

Tuy nhiên, việc tái chế cũng cần được thực hiện ở những cơ sở có chuyên môn đảm bảo đúng quy trình, chất lượng. Các hoạt động tái chế tự phát có thể gây phản ứng ngược. Khiến môi trường ô nhiễm nặng nề hơn.

3/ Thiêu đốt chất thải rắn sinh hoạt

Thiêu đốt cũng là một trong những phương án xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiệu quả.

Sử dụng phương pháp thiêu đốt sẽ phù hợp với các loại chất thải rắn tuy nhiên cần tính đến phương án giảm thiểu khí thải độc hại sau khi đốt. Nguồn ảnh: tapchimoitruong
Sử dụng phương pháp thiêu đốt sẽ phù hợp với các loại chất thải rắn tuy nhiên cần tính đến phương án giảm thiểu khí thải độc hại sau khi đốt. Nguồn ảnh: tapchimoitruong

Việc thiêu đốt cũng cần quan tâm đến thành phần khí thải để có lựa chọn các phương án thiêu đốt phù hợp. Có thể tận dụng các phản ứng lý hoá, sự kết tủa, phản ứng trung hoà… để giảm thiểu tối đa sự độc hại của khí thải ra sau khi đốt.

Phương pháp này cũng đồng thời giúp giảm bớt khâu xử lý cuối cùng là chôn lấp tro xỉ,… Ngoài ra, năng lượng phát sinh trong khi thiêu đốt chất thải cũng có thể được nghiên cứu và tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hay ngành công nghiệp nhiệt điện…

4/ Phương pháp ủ sinh học

Ủ sinh học thường sử dụng đối với các loại chất thải rắn hữu cơ, chất thải không gây độc hại.

Chúng thường được khử nước, xử lý tới khi xốp, ẩm. Nhiệt độ và độ ẩm luôn được kiểm soát tốt nhằm đảm bảo chất thải ở trạng thái hiếu khí trong thời gian ủ. Thông qua quá trình oxy hoá các chất hữu cơ. Chất thải rắn sinh hoạt lúc này sẽ phân huỷ và tạo ra nước, co2, các hợp chất hữu cơ bền vững như: xenlulo, lignin, sợi…

Mức phạt với hành vi không phân loại chất thải rắn trong sinh hoạt

Mức phạt đối với hành vi không phân loại chất thải rắn trong sinh hoạt được định cụ thể tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 45/2022/NĐ-CP như sau:

Điều 26. Vi phạm các quy định về phân loại, thu gom, vận chuyển, chôn, lấp, đổ, đốt, xử lý chất thải rắn thông thường
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.

Lời kết

Nhìn chung, việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt không quá phức tạp. Tuy nhiên, chúng cần được triển khai theo đúng trình tự đảm bảo khoa học. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ về chất thải rắn sinh hoạt cũng hiểu được các phương án triển khai xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay.

Giới thiệu Văn Minh 110 bài viết
Tôi là Văn Minh quản trị viên website cũng là quản lý chính của công ty môi trường Văn Minh. Hi Vọng với kinh nghiệm làm việc lâu năm trong nghề môi trường, các bài chia sẻ của tôi sẽ được mọi người đón nhận.