Đọc kỹ để biết cách tính thể tích hầm cầu nếu không muốn phải Trả Giá Đắt

Hầm cầu ( bể phốt ) gia đình là vấn đề nhiều người quan tâm khi bắt đầu xây dựng nhà hay chuyển đến một ngôi nhà mới. Hầm cầu cần được tính toán kích thước với thể tích phù hợp đúng theo nhu cầu sử dụng của gia chủ để tránh giảm thiểu các rắc rối không đáng có sau này.

Nhiều gia đình bắt đầu xây dựng nhà cửa đều lo lắng không biết xây ra sao, như thê nào, bao nhieu khối cho cái hầm chứa này thì hãy cùng Văn Minh xem các thông tin hữu ích dưới đây

Cách tính thể tích hầm cầu gia đình như thế nào

Cách tính thể tích của hầm cầu gia đình cũng khá đơn giản. Bạn chỉ cần cộng thể tích của phần lắng và phần chứa của bể là được : W = W1+ W2.

Trong đó:

  • W1: Thể tích phần lắng của hầm cầu tự hoại được tính theo m3.
  • W2: Thể tích phần chứa chất thải của hầm cầu tự hoại.
  • W: Tổng thể tích cần tính của hầm cầu tự hoại.

Cách tính thể tích m3 hầm cầu chính xác nhất, các bạn chỉ cần đo tỉ mỉ 3 cạnh rồi nhân với nhau. Cách tính: V = A x B x H (W1)

Trong đó:

  • A là chiều dài bể, B là chiều rộng bể và H là chiều cao bể.
  • Tiếp theo là công thức tính dung tích bể tự hoại, áp dụng công thức W2 =Wn + Wc

Trong đó:

  • Wn: là thể tích nước thải xả hầm cầu hầm cầu trong 1 ngày (80% lượng nước cấp trong 1 ngày)
  • Wc: là thể tích cặn của hầm cầu hầm cầu được tính theo m3.

Các loại hầm cầu phổ biến hiện nay

Kích thước hầm cầu tự hoại 2 ngăn

Hầm cầu 2 ngăn được lắp đặt trong thực tế - Nguồn ảnh : Internet
Hầm cầu 2 ngăn được lắp đặt trong thực tế – Nguồn ảnh : Internet

Bể 2 ngăn là bể được khá nhiều hộ gia đình ưa chuộng. Vì tiết kiệm không gian và diện tích hiệu quả. Bể 2 ngăn được đặt chủ yếu ở lòng nhà nên rất tiện lợi.

Trong bể 2 ngăn là 1 ngăn chứa phân và chất thải có diện tích chiếm ⅔ tổng diện tích. Thường bể sẽ được thiết kế ở chiều sâu tầm 1m2 tuỳ vào thiết kế địa hình của gia đình chủ. Để lựa chọn bể ta cần xác định được số lượng chất thải của từng thành viên trong gia đình, để lựa chọn loại bể phù hợp.

Kích thước hầm cầu tự hoại 3 ngăn

Sơ đồ nguyên lý hoạt động hầm chứa 3 ngăn - Nguồn ảnh: internet
Sơ đồ nguyên lý hoạt động hầm chứa 3 ngăn – Nguồn ảnh: internet

Đối với những hộ gia đình có đông thành viên, lượng chất thải lớn, nên lựa chọn hầm cầu 3 ngăn để đảm bảo đủ dùng.

hầm cầu 3 ngăn có nhiều ưu điểm vượt trội như: chi phí xây dựng không cao, hiệu suất xử lý chất thải ổn định, vệ sinh dễ dàng, hợp vệ sinh, kiểm soát được các loại vi khuẩn ruồi, muỗi; thuận tiện cho người dùng.

hầm cầu tự hoại dạng 3 ngăn được xây dựng theo hình vuông hoặc hình tròn… bể được chia làm 3 ngăn. Ngăn chứa phân có diện tích bằng 1/2 tổng diện tích thực của toàn bể, một nửa còn lại được chia đều cho 2 ngăn là phần ngăn lắng và ngăn lọc. Kích thước hầm cầu tự hoại phải được dựa trên số thành viên trong gia đình, mục đích sử dụng và lượng chất thải trung bình một ngày.

Kích thước của hầm cầu tự hoại 3 ngăn thường có độ sâu cao hơn 1m2 trở lên, chiều rộng thường có kích thước trên 1m trở lên.

Lựa chọn thể tích hầm cầu phù hợp với gia đình

Xác định hầm cầu rất quan trọng để lựa chọn hầm cầu phù hợp với nhu cầu dùng của gia đình bạn. hầm cầu quá to sẽ gây lãng phí trong thi công, còn quá nhỏ sẽ không đủ sức chứa. Điều đó sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt cá nhân của các hộ gia đình.

Thể tích hầm cầu gia đình tùy thuộc vào căn hộ của bạn như sau:

  • Đối với gia đình có 1 hoặc 2 phòng ngủ thể tích là: 2.8 m3
  • Đối với gia đình có 2 hoặc 3 phòng ngủ thể tích là 3.8 m3
  • Đối với gia đình có 2 đến 4 phòng ngủ thể tích là 4.5 m3
  • Đối với gia đình có 5 hoặc 6 phòng ngủ thể tích là 5.7 m3

Thiết kế tiêu chuẩn hầm cầu cho gia đình

Đối với hầm cầu loại 2 ngăn

  1. Bước 1: Thiết kế chuẩn cho hầm cầu gia đình
  2. Bước 2: Tiến hành đào hố : Sau khi có bản thiết kế sẽ đào hố hầm cầu với kích thước theo bản thiết kế.
  3. Bước 3: Xây hầm cầu: Sau khi đào hố xong tiến hành xây ngăn cho hầm cầu. Sau đó, hầm cầu 2 ngăn gồm ngăn chứa đầu diện tích ⅔ diện tích cả bể, ngăn còn lại bằng 1/3.
  4. Bước 4: Lắp các đường ống thoát chất thải.
  5. Bước 5: Lấp hố lại, san lấp mặt bằng đất nhà vệ sinh.

Xây dựng hầm cầu 3 ngăn

  1. Bước 1: Nhận bản thiết kế hầm cầu 3 ngăn
  2. Bước 2: Tiến hành đào hố cho hầm cầu.
  3. Bước 3: Xây hầm cầu. Với bể 3 ngăn, ngăn đầu diện tích bằng 1/2 diện tích bể, còn lại là diện tích 2 ngăn, là ngăn lọc và ngăn lắng.
  4. Bước 4: Lắp đặt các đường ống thoát chất thải cho hầm cầu.
  5. Bước 5: Kiểm tra lại hệ thống bể và thực hiện san lấp mặt bằng nhà vệ sinh.

Những thông tin về kích thước hầm cầu rất quan trọng khi bạn tiến hành xây dựng tổ ấm cho gia đình mình. Nếu không tính toán cẩn thận, mà làm qua loa thì sẽ có nhiều vấn đề phát sinh sau này. Nếu bạn “tính toán” quá, làm thể tích hầm cầu quá nhỏ so với nhu cầu cũng như số lượng thành viên trong gia đình thì bể  sẽ nhanh đầy. Lúc này bạn sẽ bỏ nhiều chi phí để hút hầm cầu. Còn nếu gia đình bạn ít người mà lại ham làm bể chứa hầm cầu to thì sẽ hoàn toàn lãng phí ( phí quỹ đất, chi phí bỏ ra xây dựng… ). Vì vậy hãy thuê những đơn vị uy tín để có một bản thiết kế nhà hoàn chỉnh, chính xác.

Trên đây là cách tính thể tích hầm cầu gia đình và quy trình thiết kế hầm cầu phù hợp. Bạn hãy xem và lựa chọn cho mình hầm cầu phù hợp khi có nhu cầu xây dựng.

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Văn Minh 128 bài viết
Tôi là Văn Minh quản trị viên website cũng là quản lý chính của công ty môi trường Văn Minh. Hi Vọng với kinh nghiệm làm việc lâu năm trong nghề môi trường, các bài chia sẻ của tôi sẽ được mọi người đón nhận.