Tìm hiểu về hầm cầu và thời gian hút hầm cầu theo chuẩn Quốc Tế

Tại các công trình xây dựng phụ của mọi gia đình Việt hiện nay, hầm cầu là phần quan trọng không thể không có. Chúng có vai trò xử lý hệ thống nước thải để giúp mức độ nước khi xả ra môi trường luôn đạt an toàn. Dưới đây, cùng tìm hiểu cụ thể hơn về khái niệm hầm cầu là gì? Cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động từ đó tìm hiểu về thời gian và cách thức xử lý hầm cầu khi bị đầy.

Khái niệm hầm cầu ( bể phốt ) là gì?

Đây chính là hệ thống chứa các chất thải sinh hoạt, cặn bẩn từ hệ thống bồn cầu của mỗi gia đình xuống. Do đó, hầm cầu còn được gọi với nhiều cái tên khác như: bể phốt, Bồn tự hoại, bể tự hoại, hầm tiêu phân, hầm tự hoại,…

Theo đó, chất thải sẽ được di chuyển từ bồn cầu rồi xả xuống hầm cầu. Sau đó, chúng sẽ bị phân hủy rồi chuyển về dạng lỏng rồi đi theo đường ống thoát nước ra ngoài.

Tóm lại, hầm cầu giữa vai trò quan trọng trong việc lọc nước trước khi chúng được xả ra hố ga được sử dụng bên ngoài đường phố, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của con người và môi trường sống xung quanh.

Hình ảnh Minh họa hầm cầu thực tế - Ảnh internet
Hình ảnh Minh họa hầm cầu thực tế – Ảnh internet

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hầm cầu

hầm cầu hiện nay được thiết kế với 3 ngăn chính bên cạnh thiết kế 2 ngay đã lỗi thời. Trong khuôn khổ bài viết này, Văn Minh chỉ đề cập đến loại hầm cầu được thiết kể theo 3 ngăn gồm: Ngăn lọc, ngăn lắng và ngăn chứa. Trong đó:

  • Ngăn chứa: Chứa các chất thải từ vị trí bồn cầu xả xuống phía dưới. Kích thước ngăn chứa do đó lớn nhất, ước tính chiếm 30% diện tích hầm cầu.
  • Ngăn lọc: Có chức năng nhận chất thải khi được xử lý tại khu vực ngăn chứa. Chúng sẽ lọc tất cả chất thải ở trạng thái lơ lửng.
  • Ngăn lắng: Nhận chất thải chảy xuống ở ngăn lọc. Những chất thải sót lại chưa phân hủy sẽ được giữ lại tại đáy ngăn lắng.
Hình ảnh minh họa hầm cầu 3 ngăn sử dụng thực tế
Hình ảnh minh họa hầm cầu 3 ngăn sử dụng thực tế – Nguồn ảnh : internet

 

> Xem ngay: Đọc kỹ để biết cách tính thể tích hầm cầu nếu không muốn phải trả giá

Cách xử lý bể phốt khi bị nghẹt, đầy

Khi hầm cầu đầy nước, bạn hãy áp dụng ngay thuốc tiêu hủy hầm cầu để xử lý nhanh. Cụ thể:

  • Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ chuyên dụng với: Khẩu trang, găng tay, thuốc tiêu hủy chuyên dụng.
  • Bước 2: Tiếp theo, bạn hãy đeo khẩu trang rồi đổ gói hóa chất này cùng ít nước vào bồn cầu rồi đậy kín nắp lại và chờ khoảng 20 phút.
  • Bước 3: Bạn hãy gạt cần nước và cho gói chế phẩm vi sinh vào rồi để qua đêm để đạt hiệu quả cao nhất.

Lưu ý: Nếu bạn muốn hầm cầu không bị nghẹt, hãy ưu tiên dùng men hầm cầu theo định kỳ với 3 tháng/lần. Chúng có tác dụng giúp phân hủy chất gây nghẹt cổng và hạn chế tình trạng bị đầy, bị nghẹt hầm cầu.

Trường hợp khi hầm cầu bị tràn đầy thì đã đến lúc bạn cần thuê dịch vụ hút hầm cầu. Vì thể tích của hầm cầu chỉ có hạn ( cái này phụ thuộc vào mỗi gia đình, nhưng thường thì tối thiểu là 3 khối ) không thể chứa mãi được.

Thời gian định kỳ để xử lý hầm cầu là bao lâu

hầm cầu đạt chuẩn sẽ được xây dựng đúng cách và trong quá trình xả chất thải cần đảm bảo không xả chất khó phân hủy xuống. Nếu thực hiện đúng điều này, thời gian sử dụng hầm cầu sẽ kéo dài lên đến 15 năm.

Thế nhưng, không phải gia đình nào cũng làm tốt các điều này dẫn đến việc hầm cầu nhanh chóng bị đầy hoặc tắc nghẽn. Và dĩ nhiên, đối với trường hợp này, gia đình bạn cần phải triển khai ngay dịch vụ hút hầm cầu chuyên nghiệp.

Thông thường quá trình sử dụng bình thường thì tầm 10 -15 năm là bạn cần xử lý hầm cầu tránh tình trạng bị tràn đầy gây ảnh hưởng không tốt tới chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên nhiều trường hợp sử dụng nhiều nên sẽ chỉ mất 3 – 5 năm là đã đầy nên bạn cần chú ý nếu nhiều người sử dụng nhé.

Hướng dẫn cách sử dụng để hầm cầu được bền

Như vậy đến đây là bạn cũng đã hiểu về hầm cầu cũng như tầm quan trọng. Vậy để thời gian sử dụng được lâu hơn , dưới đây là một vài gợi ý:

  • đổ bùn vi sinh theo định kỳ 3 – 6 tháng/lần vì trong thành phần bùn vi sinh có chứa nhiều vi sinh vật có lợi cho việc phân hủy các chất thải.
  • Không đổ các vật dụng khó tiêu hủy như giấy ăn, băng vệ sinh, vật liệu bằng nhựa, tóc, dầu mỡ…, hạn chế cả giấy vệ sinh vì các vật dụng này nhiều khi sẽ lâu, hoặc khó phân hủy.

Kết luận:

Qua bài viết trên, bạn đã hiểu hầm cầu là gì? Cấu tạo và cách xử lý hầm cầu hiệu quả khi bị đầy. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc có nhu cầu tìm hiểu thêm về công trình hầm cầu, hãy để lại bình luận bên dưới để được các tư vấn viên của chung tôi hỗ trợ.

Giới thiệu Văn Minh 110 bài viết
Tôi là Văn Minh quản trị viên website cũng là quản lý chính của công ty môi trường Văn Minh. Hi Vọng với kinh nghiệm làm việc lâu năm trong nghề môi trường, các bài chia sẻ của tôi sẽ được mọi người đón nhận.