Tất Tần Tật Về Hố Ga & 5 Tác Dụng Quan Trọng

Hố ga là hình ảnh thường thấy tại các con đường đi lại hoặc tại các gia đình. Thế nhưng, khi được hỏi hố ga là gì không phải người nào cũng biết và trả lời được. Vậy nên, thông qua bài viết sau, chúng tôi sẽ chia sẻ cụ thể vai trò, tiêu chuẩn kích thước và nguyên lý hoạt động của hố ga để quý khách hàng quan tâm có thể nắm rõ.

Hố ga là gì?

Đây chính là cái hố nằm ở khu vực dưới cống thoát nước hàng ngày. Trung bình mỗi chiếc hố ga trên thị trường hiện nay được thiết kế miệng có nắp đậy. Mục đích chính là tạo sự thuận tiện cho quá trình nạo vét hố gas, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp theo định kỳ. Mặt khác, đảm bảo an toàn tuyệt đối vệ sinh cho các gia đình.

Hình ảnh Hố Ga được sử dụng trong thực tế
Hình ảnh Hố Ga được sử dụng trong thực tế

Thông thường, khi nước thải chảy từ hầm cầu trong gia đình qua hố gas, chúng sẽ bị chìm xuống dưới đáy hố. Nhờ đó, hệ thống cống thoát nước thải sẽ không bị tắc nghẽn. Mỗi đoạn cổng sẽ thiết kế một hố ga phía dưới. Thay vì phải tiến hành thông tắc cống cả đoạn dài, nhờ có hố ga, chúng ta chỉ cần nạo vét sạch sẽ hố gas là được.

Tóm lại, hố gas chính là phần của đoạn cống thoát nước thải. Được xây dựng thấp hơn so với đường cống thoát nước thai. Đến khi nước thải chảy qua, rác và chất bẩn sẽ lắng đọng xuống hồ.

5 Tác dụng của hố ga đó là

Công dụng chính của hố ga chính là giúp lắng chất thải, bụi bẩn xuống đáy như chúng tôi vừa mới chia sẻ ở trên. Ngoài ra, hố ga còn mang đến nhiều công dụng nổi bật khác sau:

  1. Hỗ trợ làm vệ sinh cho hệ thống đường ống.
  2. Hố ga có tác dụng thu nước và thay đổi tốc độ dòng chảy.
  3. Hố ga giúp lắng đọng phần chất cặn lắng và là nơi giao nhau giữa rất nhiều đường ống thoát nước thải.
  4. Hố ga có công dụng tăng độ bền vững cho kết cấu của đường phố.
  5. Tạo sự thuận tiện trong quá trình bảo dưỡng, nạo vét, tu sửa hoặc thông tắc cống thoát nước.

Tiêu chuẩn kích thước hố ga

Thường một hố ga đạt chuẩn cần đảm bảo các kích thước cơ bản sau:

  • Chiều dài, chiều rộng hố ga: Tối thiểu 1.2m trở lên.
  • Độ sâu hố ga: Ưu tiên độ sâu tối đa 1m để đảm bảo quá trình nạo vét thông tắc định kỳ được dễ dàng.
  • Khoảng cách giữa các hố ga: Dao động khoảng 10m.
  • Diện tích hố ga: Phụ thuộc vào quy mô công trình xây dựng.
Hình ảnh hố ga được lăp đặt để sử dụng trong thực tế - Nguồn ảnh: internet
Hình ảnh hố ga được lăp đặt để sử dụng trong thực tế – Nguồn ảnh: internet

Nguyên lý hoạt động của hố ga

  • Hố ga thoát nước thải có nguyên lý hoạt động cực kỳ đơn giản, tương tự với bộ phận lọc nước thải. Cụ thể, khi có dòng nước thải chảy qua, chúng sẽ di chuyển theo 2 đường ống PVC rồi mới đi vào hố thu nước.
  • Tiếp đến, chất thải sẽ được di chuyển đến vị trí bệ dưới thu rồi lắng cặn bẩn lại ở đó. Riêng dòng nước thải sẽ được đưa để đường ống nước của thành phố.

Kết luận:

Tóm lại, hố ga là một hệ thống quan trọng, không thể thiếu trong mọi công trình thoát nước của thành phố và các gia đình. Vậy là qua bài đọc các bạn đã hiểu hố ga là gì, 5 tác dụng của nó và sử dụng trong thực tế ra sao.

Giới thiệu Văn Minh 128 bài viết
Tôi là Văn Minh quản trị viên website cũng là quản lý chính của công ty môi trường Văn Minh. Hi Vọng với kinh nghiệm làm việc lâu năm trong nghề môi trường, các bài chia sẻ của tôi sẽ được mọi người đón nhận.