Top 9+ Bệnh có Nằm Mơ cũng không ngờ bị NHIỄM khi sử dụng bồn cầu

Vấn đề sử dụng bồn cầu, đặc biệt ở nhà vệ sinh công cộng có thể lây nhiều loại bệnh nguy hiểm. Chính vì vậy, khi đi vệ sinh chung ở môi trường đông người bạn nên biết cách để vệ sinh tránh lây các bệnh không đáng có. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu các loại bênh nguy hiểm này đồng thời biết cách để phòng tránh những loại bệnh này nhé.

Các bệnh có nguy cơ cao khi sử dụng bồn cầu chung

Tìm hiểu các loại bệnh không ngờ sẽ mắc khi sử dụng bồn cầu. Ảnh Eva
Tìm hiểu các loại bệnh không ngờ sẽ mắc khi sử dụng bồn cầu. Ảnh Eva

1. Tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh xã hội

Các bệnh xã hội như: sùi mào gà, lậu, giang mai,mụn rộp sinh dục chủ yếu lây truyền qua quan hệ tình dục.

Trong một số trường hợp vệ sinh chung, những căn bệnh nguy hiểm này còn có thể lây nhiễm qua các con đường khác như: dùng chung khăn mặt, tay nắm cửa, dùng chung bồn cầu nhà vệ sinh

2. Nhiễm khuẩn nấm

Bên cạnh các loại vi khuẩn hay vi trùng, toilet công cộng còn có thể tập trung rất nhiều loại nấm dễ lây nhiễm không tốt cho cơ thể. Những loại nấm này có thể lan truyền sang bộ phận sinh dục, gây nên các chứng viêm nhiễm rất nguy hiểm cho chị em.

Vì vậy, những bạn có hệ miễn dịch yếu cần đặc biệt chú ý mỗi khi sử dụng toilet công cộng.

3. Viêm âm đạo ở nữ giới

Các vi khuẩn có thể cư trú ở môi trường bên ngoài một thời gian ngắn, nếu đi vệ sinh chung, dịch âm đạo có thể dính trên bồn cầu lây sang cho người đi sau. Điều này cũng rất đáng lo ngại cho các chị em phụ nữ. Chúng ta nên vệ sinh qua bồn cầu nếu thấy bẩn hoặc lót giấy phía dưới ngồi để ngăn chặn vi khuẩn.

4. Nhiễm khuẩn E.Coli gây tiểu rát

Vi khuẩn E.coli là vi khuẩn gây nên bệnh đường ruột, có thể xuất hiện và sinh sôi trong nhiều nhà vệ sinh công cộng. Vi khuẩn sẽ bám trên bề mặt trơn nhẵn như bệ toilet.

5. Viêm gan A

Bệnh viêm gan A là bệnh do virus làm tổn thương tế bào biểu mô gan đồng thời làm suy giảm chức năng gan.

Bệnh này lây nhiễm từ người sang người theo đường miệng, phân.

Virus viêm gan A được tìm thấy nhiều nhất trong chất thải (phân) và cả trong nước bọt cùng nước tiểu. Các chất thải của người bị Viêm gan A được thải ra  nếu không được xử lý sẽ ngoài làm ô nhiễm, đồng thời sẽ làm phát tán virus.

6. Bệnh lậu

Lậu là một loại bệnh xã hội do vi khuẩn mang tên Neisseria Gonorrhoeae hay Gonococcus gây ra

Bệnh thường lan truyền qua đường tinh dục là chủ yếu nhưng cũng có thể lây qua các vết thương hở khi bạn sử dụng bệ ngồi bồn cầu.

7. Bệnh rận mu

Rận mu được tìm thấy ở vùng kín của người bệnh. Đường lây lan chính là qua đường quan hệ tình dục, thậm chí là qua cả bồn cầu.

Khi bị bệnh này thì bạn chỉ có ngồi khóc và gãi thôi.

8. Nhiễm trùng da

Vi khuẩn Streptococci là thủ phạm gây nhiễm trùng da. Bạn có thể nhiễm vi khuẩn này từ cac bồn cầu ít được vệ sinh. Biểu hiện là các vùng da bị ảnh hưởng sẽ chóc lở, bị viêm, gây đau rát kích ứng vùng hậu môn.

9. Bệnh tả

Đây là bênh lây qua chất thải của con người, do vi khuẩn tả (Vibrio Cholerea) gây ra. Bồn cầu sẽ là nơi gây bệnh cho bạn nếu có người bệnh sử dụng.

Cách phòng tránh khi sử dụng bồn cầu chung an toàn

Để tránh không mắc phải các bệnh khi sử dụng bồn cầu chung, bạn hãy thực hiện vệ sinh sau:

  • Không nên dùng tay trần tiếp xúc các thiết bị và đồ dùng trong nhà vệ sinh, đặc biệt là các thiết bị vệ sinh công cộng, hãy tiếp xúc thông qua một miếng giấy vệ sinh.
  • Trước khi ngồi xuống bồn cầu, cần dùng giấy lau sạch chỗ ngồi. Bạn vẫn không yên tâm thì có thể phủ giấy vệ sinh lên bề mặt toilet để ngồi tiếp xúc trực tiếp xuống bề mặt của toilet
  • Cần đậy nắp bồn cầu khi ấn xả. Tại sao phải làm như vậy? Vì theo nghiên cứu nếu nắp bồn cầu mở thì những hạt nước nhỏ li ti lẫn vi khuẩn có thể bắn cao khoảng 4,6m và lẫn qua không khí lên đến 90 phút sau đó. Khi đậy nắp xả nước thì sẽ hạn chế được số lượng lớn vi khuẩn phát tán trên bề mặt bồn cầu và trong không gian. Đối với nhà vệ sinh công cộng mà không có nắp đậy bồn cầu thì bạn nên đi ra ngoài ngay sau khi nhấn nút xả nước.
  • Hãy nhớ rửa tay kỹ bằng xà phòng hoặc sử dụng gel khử trùng tay nếu không có sẵn xà phòng.
  • vệ sinh phòng vệ sinh gia đình và cá nhân thường xuyên để hạn chế sự sinh sôi nảy nở của các loại vi khuẩn nguy hiểm.
  • tìm hiểu thăm khám sức khỏe định kỳ các thành viên trong gia đình để sớm phát hiện các loại bệnh dễ truyền nhiễm nói trên ( nếu có ) đồng thời đưa ra hướng xử lý cụ thể.

có thể bạn quan tâm:

Trên đây các các bệnh hay gặp khi sử dụng bồn cầu chung chúng ta cần biết. Hãy luôn bảo vệ chính bản thân để tránh mắc phải các bệnh nguy hiểm đồng thời luôn luôn nhớ vệ sinh các nhân, bảo vệ sức khoẻ là việc mỗi chúng ta cần làm. Hãy luôn vệ sinh tốt để có sức khoẻ tốt.

Xem thêm:

Giới thiệu Văn Minh 128 bài viết
Tôi là Văn Minh quản trị viên website cũng là quản lý chính của công ty môi trường Văn Minh. Hi Vọng với kinh nghiệm làm việc lâu năm trong nghề môi trường, các bài chia sẻ của tôi sẽ được mọi người đón nhận.