Đô Thị Hóa Là Gì ?
Khái niệm
Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, có 2 cách tính
- tính theo tỉ lệ phần trăm giữa số dân đô thị trên tổng số dân của một vùng hay khu vực: gọi là mức độ đô thị hóa
- tính theo tỉ lệ phần trăm giữa diện tích đô thị trên diện tích vùng hay khu vực: gọi là tốc độ đô thị hóa.
Quá trình
Đô thị hóa đồng nghĩa với sự gia tăng không gian hay mật độ dân cư hay thương mại cũng như là các hoạt động khác trong khu vực theo thời gian. Các quá trình đô thị hóa có thể bao gồm các yếu tố sau:
- Sử phát triển của dân số theo thời gian.
- Dân số có sự chuyển dịch từ khu vực nông thôn lên thành phố
- Theo thời gian, tốc độ phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa cũng vì thế mà tăng nhanh kéo theo việc phát triển xây dựng nhiều công trình, khu công nghiệp và khu đô thị mới thu hút nhiều người từ nhiều nơi đến sinh sống và làm việc
Đặc điểm
- Tốc độ Dân số tăng nhanh ở thành phố
- Các tỉnh vệ tinh ven các thành phố lớn phát triển nhanh
- Nông thông có xu hướng phát triển theo mô hình của thành thị
Ảnh hưởng
Cái gì cũng có 2 mặt
Về mặt Tích cực :
- tích cực: tăng trưởng kinh tế, theo báo cáo của Cục Thống kê các địa phương thì GDP của các thành phố có tốc độ đô thị hóa cao thuộc top đầu. Đơn giản bởi đây là các địa điểm có chất lượng cuộc sống cao, cơ sở hạ tầng hiện đại nên dễ thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến phát triển. Như vậy các thành phố này có xu hướng thu hút được lao động địa phương nhiều hơn từ đó thu nhập người dân được cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống. Mặt khác sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cũng vì thế mà được hưởng lợi, không lo về vấn đề đầu ra.
- Tiêu cực: đô thị hóa làm cho thành phố phải chịu tỉ lệ thất nghiệp tăng cao, cơ sơ hạ tầng luôn trong tình trạng bị quá tải, môi trường ô nhiễm, vấn đền an toàn an ninh xã hội chưa đảm bảo, kéo theo các tệ nạn xã hội ( nạn trộm cắp, nghèo đói, mù chữ … ) tăng trưởng nhanh kéo tụt chất lượng đời sống con người, từ đó phân chia giai cấp giàu nghèo càng cao. Bên cạnh đó, vấn đề nông thôn thiếu hụt lao động trong độ tuổi tăng cao vì xu hướng chuyển dịch lên thành phố kiếm sống.
Tình hình đô thị hóa của Việt Nam
Theo số liệu hết năm 2017 thì tp HCM có tỉ lệ đô thị hóa cao nhất lên đến 80,45%, tiếp đến là Hà Nội 69,70%, Bình Dương 74,10%, Hải Phòng 45,48%, Đà Nẵng 84,11%, Cần Thơ 70,75%, Quảng Ninh 61,56%, Thừa Thiên Huế 50,30%, Bà Rịa – Vũng Tàu 50,11%, Khánh Hòa 44,54%.
Trên bình diện thế giới, Việt Nam là một trong những nước có tốc độ đô thị hóa nhanh, đặc biệt trong khu vực Đông Á. Đến tháng 9/2022 tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đã đạt khoảng 41,5%. Trong khi các nước phát triển (như tại Châu Âu, Hoa Kỳ hay Úc) thường có mức độ đô thị hóa cao (trên 87%)
Yêu cầu đổi mới trong phát triển đô thị tại Việt Nam
Tại đại hội đang XIII, nội dung định hướng phát triển đất nước 2021 – 2030 với ba đột phá chiến lược đó là:
- lấy các đô thị làm động lực phát triển vùng
- trọng tâm là ưu tiên phát triển hạ tầng trọng yếu về giao thông đô thị lớn
- tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị
Với chỉ tiêu được giao là đạt tỉ lệ đô thị hóa hơn 50% vào năm 2030 với các nhiệm vụ chính là: tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị; phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; kết nối nông thôn với đô thị; tăng cường quản lý đô thị, phát triển các đô thị vệ tinh, hạn chế xu hướng tập trung quá mức vào các đô thị lớn.
Bộ chính trị Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TW về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 mục đích chỉ đạo toàn diện nhất về quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị Việt Nam bền vững cho giai đoạn tới, bao gồm:
- Nâng cao nhận thức về vai trò vị trí của đô thị Việt Nam để tận dụng lợi thế phát triển;
- Đô thị hóa là tất yếu và là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội nhanh và bền vững trong thời gian tới;
- Công tác quy hoạch đô thị và phát triển kết cấu hạ tầng các đô thị phải đi trước một bước để đảm bảo sự phát triển hài hòa, cân bằng đồng bộ giữa kết cấu hạ tầng đô thị với tốc độ, quy mô đô thị hóa nhằm đạt được sự phát triển trật tự, ngăn nắp và tạo điều kiện cho phát triển mạnh mẽ;
- Chú trọng công tác cải tạo tái thiết đô thị trong đó khơi thông nguồn lực phát triển đô thị và phát huy bản sắc đô thị;
- Phát triển đô thị theo mô hình xanh, thông minh, biến đổi khí hậu để phù hợp với xu thế và hướng đến sự bền vững.
- Nghị quyết đã đề ra mục tiêu tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2025 đạt 45%, đến năm 2030 đạt khoảng 50%.
Mục tiêu chung phấn đấu đến năm 2035 có 3-5 đô thị có thương hiệu được công nhận tầm khu vực và quốc tế, hình thành một số trung tâm đô thị cấp quốc gia, cấp vùng đạt các chỉ tiêu về y tế, giáo dục, đào tạo, văn hóa cấp đô thị tương đương mức bình quân của các đô thị thuộc nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN.
Giải pháp thúc đẩy đô thị hóa Việt Nam theo hướng bền vững, thịnh vượng.
Vấn đề liên quan đến đô thị hóa là điều không thể tránh khỏi trong kỷ nguyên hiện nay. Tuy vậy để phát triển bền vững mà không có nhiều điểm tiêu cực xảy ra là điều mà những người có trách nhiệm phải lên kế hoạch. Nghị quyết của Bộ Chính trị cũng như Chương trình hành động của Chính phủ đã chỉ rõ các điểm nghẽn cần tập trung giải quyết để có thể thúc đẩy quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị Việt Nam thời gian tới, trong đó tập trung vào các vấn đề sau:
1) Thúc đẩy đô thị hóa nhanh trong sự kiểm soát
2) Nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị
3) Tháo gỡ điểm nghẽn trong hạ tầng kết nối vùng, hạ tầng đô thị, và khơi thông nguồn lực phát triển đô thị từ đây
4) Đổi mới mô hình phát triển đô thị tiến tới xanh, thông minh, thích ứng biến đổi khí hậu
5) Phát huy mô hình quản lý đô thị tự chủ tại địa phương với mô hình chính quyền đô thị và nâng cao năng lực chuyên môn hóa trong quản lý phát triển đô thị
6) Xây dựng thể chế và nguồn lực cho đô thị
Tham khảo: moc.gov.vn, moit.gov.vn