Mỗi ngày trên thế giới ghi nhận hàng tấn rác thải xả ra môi trường mà không kịp xử lý. Đây là hồi chuông bảo động về tình trạng ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng nặng nề đến chính cuộc sống của con người.
Vậy, chất thải là gì? Chất thải có bao nhiêu loại? Cách xử lý chất thải ra sao? Tham khảo ngay bài viết sau của chúng tôi để có câu trả lời chuẩn xác nhất.
Khái niệm chất thải ( rác thải sinh hoạt ) là gì?
Chất thải chính là tổng hợp các vật, đồ dùng, chất mà con người không còn sử dụng và vứt ra bên ngoài môi trường sống của chúng ta. Điển hình như: Đồ nội thất bị hư hỏng, chai lọ, túi nilon, phế liệu, đồ ăn thừa,… Hiểu một cách đơn giản thfi chất thải sẽ được vứt ra ngoài môi trường đều đến từ các sinh hoạt và sản xuất thường ngày của con người. Từ đó, Dẫn đến tình trạng ô nhiễm trầm trọng và bị quá tải lượng rác thải mà công ty môi trường không thể kịp thời xử lý triệt để.
Tại sao cần phân loại rác thải sinh hoạt?
Việc phân loại rác tại nguồn giữ vai trò cực kỳ quan trọng bởi nếu chôn lấp thông thường sẽ gây lãng phí diện tích xây dựng, gây ô nhiễm môi trường và kinh phí vận hành bãi chôn lấp.
Mặt khác, việc phân loại rác thải sinh hoạt sẽ giúp con người có thể tái chế các loại rác hữu cơ, kim loại, nhựa và giấy. Tóm lại việc phân loại rác nguồn vừa có vai trò quan trọng về mặt môi trường mà còn có lợi ích kinh tế lớn.
Tác dụng chính của việc phân loại rác
- Phân loại rác sẽ giúp tiết kiệm chi phí về thu gom hay vận chuyên và xử lý
- Nâng cao ý thức của mọi người đồng thời bảo vệ môi trường
- giúp tái sử dụng những loại rác thải như: Các loại nhựa chai, lọ thủy tinh, carton bao bì làm từ nhựa, các loại chất làm từ giấy, các loại phế liệu như sắt thép, inox….
- rác thải khi được phân loại sẽ được xử lý theo đúng nhóm của chúng, điều này sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí, tránh để lại hậu quả như ảnh hưởng đến sức khỏe đời sống của chúng ta cũng như tương lai của trái đất
Phân loại các chất thải trên thị trường hiện nay
Hiện nay, có 2 cách để bạn phân loại rác thải, đó chính là: Phân loại theo nguồn gốc phát sinh rác thải và phân loại theo mức độ nguy hại. Trong đó:
Đối với phân loại rác theo nguồn gốc phát sinh
Có tổng cộng 5 loại rác nếu bạn dựa vào nguồn gốc phát sinh. Cụ thể:
- Rác thải sinh hoạt: Rác thải tái chế, rác thải vô cơ và rác thải hữu cơ.
- Rác thải văn phòng: Bút mực, tài liệu, hồ sơ, giấy báo cũ,…
- Rác thải công nghiệp: Phế liệu công nghiệp, tẩy rửa, chất ngâm tẩm,…
- Rác thải nông nghiệp: Thuốc trừ sâu, hóa chất,…
- Rác thải y tế gồm: Chất thải lây nhiễm, đồ sắc nhọn, ống nghiệm, găng tay, dược phẩm,…
Phân loại rác thải theo mức độ nguy hại
Rác thải nguy hại trên thị trường hiện nay chính là tập hợp các vật, đồ vật chứa chất dễ gây: Lây nhiễm, ăn mòn, ngộ độc, cháy nổ,…Nặng còn gây nguy hại đến sức khỏe của con người.
Cách xử lý chất thải hiệu quả
Với số lượng rác thải lớn như hiện nay, việc xử lý cần phải ứng dụng công nghệ và các kỹ thuật hiện đại để nhanh chóng loại bỏ chúng một cách triệt để. Điển hình như:
1/ Tiến thành thu gom rác đúng nơi quy định
Đầu tiên, cần phải thu gom rác thải số lượng lớn về bãi tập kết trước khi xử lý. Tuy nhiên, ở nước ta các bãi chất thải chưa được xây dựng theo đúng quy cách khiến khu vực xung quanh bị ô nhiễm nặng nề.
2/ Dùng các loại hóa chất chuyên xử lý rác thải
Bạn có thể chọn dùng một số hóa chất chuyên xử lý rác thải hiệu quả như: Clean Air, GEM-K, 9442F, EM WAT-1,…Tuy nhiên, hóa chất này khuyến cáo không nên lạm dụng bởi chúng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
3/ Dùng lò đốt chuyên dụng các loại rác thải rắn
Trên thị trường hiện nay có 2 loại lò đốt rác thải rắn mà bạn có thể tham khảo, đó là: Lò đốt dùng năng lượng với công suất lớn, lò đốt không sử dụng năng lượng với công suất nhỏ.
>> Có thể bạn quan tâm: Khí Biogas & Ứng dụng thực tiễn đáng kinh ngạc
Kết luận:
Vậy là bạn đọc đã cùng với chúng tôi tìm hiểu xong khái niệm chất thải là gì? Phân loại và các biện pháp xử lý rác thải hiệu quả. Để khắc phục triệt để tình trạng chất thải kể trên, mỗi người dân cần phải có ý thức trong việc sử dụng và không vứt rác thải bừa bãi. Nên phân loại rác thải và để đúng nơi quy định, ưu tiên sử dụng các sản phẩm xanh, gần gũi với thiên nhiên. Hạn chế sử dụng các bao bì ni lông để đựng đồ dùng, thực phẩm.