Ô nhiễm biển là gì ?
Ô nhiễm biển là mộ trong những hình thức ô nhiễm môi trường chính, tình trạng đã xảy ra từ rất lâu nhưng mãi đến đầu thế kỷ XX mới được công nhận tại Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển
Theo wikipedia thì:
Ô nhiễm biển xảy ra khi các tác động gây hại hoặc có nguy cơ gây hại bắt nguồn từ chất thải hóa học, chất thải rắn, chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp và chất thải sinh hoạt, tiếng ồn hoặc sự lây lan của các loài xâm lấn gây tác động xấu tới biển.
Để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường biển, chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về các vấn đề liên quan đến việc ô nhiễm biển ngay dưới đây.
Nguyên nhân gây ô nhiễm biển là gì?
Điều đầu tiên đi tìm hiểu lý do sâu xa thì bạn đọc cần biết rằng: Tám mươi phần trăm ô nhiễm biển tới từ đất liền. Ô nhiễm không khí cũng là một tác nhân gây ô nhiễm biển bằng cách đưa thuốc trừ sâu hoặc bụi xuống biển. Ô nhiễm đất liền và ô nhiễm không khí đã được chứng minh là gây hại cho sinh vật biển và môi trường sống của nó
Có 2 nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm biển đó là do tự nhiên và do chính con người gây ra
Ô nhiễm biển do thiên nhiên
Do Thiên tai: Các miệng núi lửa tuôn trào khiến cho các nham, bụi bẩn, các khí độc hại rơi xuống biển, gây ô nhiễm biển. Các vấn đề này xảy ra chủ yếu ở các nước như Nhật Bản, tuy nhiên lượng ô nhiễm biển vẫn có thể gây ảnh hưởng sang các nước lân cận.
Do quá trình hoà tan của muối khoáng: Thời gian dần trôi, nước sẽ hòa tan muối khoáng và các mỏ kim loại, điều đó sẽ khiến nồng độ tạp chất ở nước tăng cao. Điều đó sẽ làm ô nhiễm biển.
Do thủy triều đỏ gây ra: Dòng chảy của biển không có sự lưu thông, dinh dưỡng ở nguồn nước biển dồi dào, khiến cho tảo phát triển nhanh. Sẽ xuất hiện tình trạng tảo nở hoa ( hay còn gọi là thủy triều đỏ), gây ảnh hưởng đến các loài sinh vật biển và môi trường sinh thái biển.
Trong các nguyên nhân từ thiên nhiên thì nguyên nhân thuỷ triều đỏ xảy ra khá thường xuyên. Khiến cho môi trường biển trở lên ô nhiễm, ảnh hưởng khá nhiều đến các loài sinh vật biển, cần có biện pháp khắc phục ô nhiễm biển kịp thời.
Ô nhiễm biển do con người
Nước thải và xử lý máy công nghiệp: Nước thải và các rác thải từ hoạt động sinh hoạt và công nghiệp không được xử lý đúng đắn. Rác thải trực tiếp ra môi trường đã khiến cho môi trường biển gây viêm nhiễm.
Việc khai thác dầu: Các hoạt động khai thác dầu, vận chuyển dầu và giao thông đường biển là nguyên nhân chính khiến dầu tràn lan trên mặt biển. Các lượng dầu tràn sẽ rất khó xử lý và dầu sẽ nổi trên mặt nước. Dầu khó hoà tan sẽ khiến cản trở quá trình oxy của các loài sinh vật dưới biển. Làm ảnh hưởng đến sự khúc xạ ánh sáng và sinh trưởng các loại tôm cá.
Các hoạt động đánh bắt sinh vật trái phép: Nhiều người sử dụng trái phép thuốc nổ , điện để khiến các loài sinh vật chết hàng loại, sau đó đánh bắt khiến môi trường càng trở lên ô nhiễm nặng.
Rác thải biển: đây là những loại rác thải mà con người vô tình hay cố tình để lại biển và trôi dại ra đại dương
Thực trạng ô nhiễm biển hiện nay ở Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam đang đứng thứ tư trên thế giới về ô nhiễm biển, nhất là rác thải nhựa. Các khu vực ở cửa sông và ven bờ biển đang bị ô nhiễm dầu và các chất hữu cơ. Tất cả đều chủ yếu do chất thải do sinh hoạt gây ra. Các khu vực rừng mặn còn tràn ngập các loại túi nilon làm ô nhiễm rác thải nhựa ra nguồn biển.
Các chất thải rắn phát sinh từ sinh hoạt của 28 tỉnh ven biển ở Việt Nam hàng năm lên đến 14.03 triệu tấn ( tương đương 38.500 tấn/ ngày) . Đây là 1 con số đáng báo động hiện nay. Tuy nhu cầu cung cấp, sản xuất các nhà máy, việc sinh hoạt không thể trì hoãn, nhưng ý thức người dân và việc sản xuất các nhà máy chế biến dầu cần được thiết trặt hơn.
Biện pháp xử lý ô nhiễm biển hiệu quả
Trước thực trạng ô nhiễm biển đang diễn ra ngày càng trầm trọng, con người không thể đứng nhìn, đừng để Mẹ Biển cả phải nổi giận. Dưới đây là một vài phương án mà Văn Minh đã tổng hợp
- Quản lý nghiêm các hoạt động khai thác biển. Các hoạt động khai thác thuỷ hải sản bằng chất nổ, dẫn điện cần được nghiêm cấm tuyệt đối.
- Đưa ra các hình thức phạt triệt để các hành vi khai thác quá mức, tràn lan, không đúng tiêu chuẩn và pháp luật.
- Xây dựng các hệ thống xử lí nước thải, chất thải tốt, cần đạt yêu cầu khi cho thải ra.
Đẩy mạnh việc kiểm tra, thanh tra, giám sát về môi trường. Xây dựng hệ thống quan trắc, đánh giá phạm vi và mức độ của nguồn gây ô nhiễm để xử lí kịp thời và nhanh chóng - Nhấn mạnh phạt hành chính về kinh tế trong việc bảo vệ môi trường biển như lệ phí xả thải, lệ phí ô nhiễm. Nhất là khâu cấp phép và thu hồi giấy khai thác,…
- Cần có sự kết hợp giữa các vùng, ngành, hay giữa các quốc gia cùng giúp đỡ và xử lí và khắc phục kịp thời những vấn đề môi trường biển, đại dương bị ô nhiễm.
- Cần sử dụng các nguyên liệu có khả năng khử độc, khử khuẩn và có nguồn gốc từ thiên nhiên để góp phần làm sạch môi trường như: vôi, than, tính, … Khi xây dựng các hệ thống đê, mương cần kiểm tra rà soát trước tình trạng thiên tai. lũ lụt, để tránh gây tác hại làm rơi các vật xây dựng xuống biển lãng phí và gây ô nhiễm.
- Điều quan trọng là ý thức người dân trong việc sinh hoạt. Cần nâng cao ý thức vệ sinh rác gần biển. Tránh đổ rác tràn lan làm ô nhiễm biển và các sinh vật biển. Cần có các biện pháp phạt hành chính để tránh tình trạng rác thải quan bờ biển. Không chỉ làm mất mỹ quan, ô nhiễm mà còn làm ô nhiễm không khí.
Sau các vấn đề đề cập trên, chúng ta nhận thấy tình hình ô nhiễm biển đang ở mức báo động. Mỗi chúng ta hãy chung tay để góp phần giảm thiểu tối đa các ô nhiễm biển. Bảo vệ biển và sinh vật biển. Bảo vệ nguồn sinh thái biển cũng chính là bảo vệ tương lai cho con người.